Lương khởi điểm là gì? Yếu tố nào ảnh hưởng đến lương khởi điểm?

Quynhnt | 01:59 | 0 nhận xét

  Hầu hết sinh viên sau khi ra trường thì việc đầu tiên họ làm là nộp CV vào các doanh nghiệp.  Đây cũng là lúc bạn nhận mức lương khởi điểm đầu tiên trên hành trình sự nghiệp của mình. Vậy lương khởi điểm là gì? Một số yếu tố ảnh hưởng đến lương khởi điểm. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

1. Lương khởi điểm là gì?

Lương khởi điểm tiếng anh là Starting Salary. Đây là khái niệm được sử dụng rất nhiều trong lĩnh vực quản lý nhân sự.  Lương khởi điểm được hiểu là mức lương nhân viên nhận được khi bắt đầu làm việc tại doanh nghiệp.

Đây là mức lương tối thiểu nhà tuyển dụng cam kết sẽ chi trả cho người lao động, không bao gồm các khoản phụ cấp hay phúc lợi.

2. Lương khởi điểm quan trọng như thế nào?

2.1 Đối với người lao động

- Lương khởi điểm có tầm quan trọng rất lớn trong việc đưa ra quyết định chấp nhận công việc của người lao động.

- Ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng chi tiêu và tiết kiệm của người lao động, nếu mức lương không đủ tiêu sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và công việc.

- Là yếu tố tác động đến cam kết và hiệu suất lao động trong doanh nghiệp. Khi nhận được mức lương hợp lý, người lao động sẽ có thêm động lực, sẵn sàng cống hiến hết mình.

2.2 Đối với nhà tuyển dụng

- Ảnh hưởng đến sức hấp dẫn của doanh nghiệp, là yếu tố thu hút nhân tài vào doanh nghiệp.

- Thu hút nhân sự, mức lương cạnh tranh sẽ giúp bạn chinh phục được nhân tài vào làm việc cho doanh nghiệp mình, dễ dàng hơn trong việc quản lý chi phí nhân sự.

3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến lương khởi điểm.

Dưới đây, Blognhansu sẽ đưa ra cho bạn 5 yếu tố ảnh hưởng đến lương khởi điểm:

3.1 Bằng cấp và trình độ học vấn

Đây là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng trực tiếp đến lương khởi điểm mà bạn nhận được khi bắt đầu công việc tại các doanh nghiệp.

Đối với những người có bằng cấp thạc sĩ, tiến sĩ sẽ được đánh giá cao, bởi họ đã đầu tư thời gian công sức để nâng cao kỹ năng và vốn kiến thức của mình. Do đó mức lương của họ sẽ cao hơn so với người có bằng cấp đại học hoặc cao đẳng.

3.2 Kinh nghiệm làm việc

Đây là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến mức lương khởi điểm của người lao động khi làm việc trong doanh nghiệp.

Những ứng viên có kinh nghiệm sẽ được đánh giá cao. Nếu bạn có kỹ năng làm việc thực tế, có kiến thức cũng như có thành tích xuất sắc thì chắc chắn rằng bạn sẽ nhận mức lương khởi điểm cao hơn so với những ứng viên chưa có nhiều kinh nghiệm.

3.3 Ngành nghề ứng tuyển

Những ngành nghề đòi hỏi kỹ năng chuyên sâu mức lương khởi điểm sẽ cao hơn, lý do là vì thị trường lao động chưa màu mỡ, ít người có kinh nghiệm. Mức lương vị trí quản lý cũng sẽ cao hơn so với nhân viên.

3.4 Thị trường lao động

Thị trường lao động cũng ảnh hưởng ít nhiều tới lương khởi điểm. Đối với những ứng viên sở hữu kỹ năng đặc biệt, doanh nghiệp sẽ đưa ra mức lương khởi điểm cao để thu hút và giữ chân nhân sự, ngược lại những lĩnh vực cạnh tranh cao mức lương khởi điểm sẽ thấp hơn.

3.5 Khả năng đàm phán và kỹ năng mềm

Nếu bạn có khả năng đàm phán tốt, bạn có thể deal lương khởi điểm cao hơn. Ngoài các yếu tố kỹ năng mềm cũng ảnh hưởng ít nhiều đến mức lương khởi điểm của người lao động như giao tiếp, quản lý thời gian, làm việc nhóm...

Lời kết,

Bài viết trên đây đã giúp chúng ta hiểu được lương khởi điểm là gì? Một số các yếu tố ảnh hưởng tới lương khởi điểm. Mong rằng bạn sẽ trau dồi thêm nhiều kinh nghiệm cũng như ngành nghề phù hợp để có mức lương khởi điểm mà bạn mong muốn. Chúc bạn thành công!


Làm thế nào xây dựng Mindset khách hàng thành công?

Quynhnt | 01:57 | 0 nhận xét

Mỗi chúng ta đều mang trong mình những khả năng tư duy khác nhau. Tư duy đóng vai trò quan trọng trong mỗi người chúng ta và nó quyết định được sự thành công hay thất bại của chúng ta.

1. Mindset là gì?

Mindset là là tập hợp các thái độ suy nghĩ cá nhân của mình về các tình huống và từ đó thiết lập và đưa ra định hướng để xử lý tình huống khác nhau trong cuộc sống hàng ngày. Mindset còn được tập hợp từ thái độ và niềm tin qua suy nghĩ của mỗi người. Hai yếu tố này rất quan trọng trong việc tư duy phát triển con người.

2. Các bước xây dựng Mindset khách hàng hiệu quả 

Có nhiều bước để xây dựng Mindset một cách hiệu quả. Dưới đây là các bước xây dựng điển hình: 

2.1 Bước 1: Đặt mình vào vị trí khách hàng. 

Khi làm việc với khách hàng bạn nên tạo ra sự đồng cảm với họ, phải biết lắng nghe và quan tâm họ để từ đó dễ dàng nói chuyện, hiểu về những vấn đề và mong muốn của khách hàng. 

2.2 Bước 2: Xây dựng các mối quan hệ

Tạo ra được sự tin tưởng của khách hàng bằng sự thân thiện và thấu hiểu để mối quan hệ được thoải mái và có sự bền vững.

2.3 Bước 3: Rộng lượng và hào phóng với khách hàng 

Nhiệt tình với những vấn đề mà khách hàng gặp phải. Phải dùng sự chân thành để tiếp cận khách hàng, tìm ra những vấn đề mà họ gặp phải. 

2.4 Bước 4 : “Vị cứu tinh’’ của khách hàng trong việc giải quyết các vấn đề

Tìm ra và giải quyết vấn đề của khách hàng nhanh chóng và chuẩn xác nhất tránh mất thời gian và lòng tin của họ. 

2.5 Bước 5 : Phát triển và nuôi dưỡng văn hóa doanh nghiệp 

Một doanh nghiệp tốt phụ thuộc vào văn hóa của doanh nghiệp đó. Văn hóa doanh nghiệp tốt thì khách hàng sẽ cảm thấy yên tâm và tin tưởng.

Hy vọng bài viết này giúp bạn hiểu rõ về Mindset là gì và cách xây dựng Mindset hiệu quả. Hãy vận dụng điều đó để phát triển cách tư duy của bản thân nhé.


Vai trò của mindset như thế nào?

Quynhnt | 01:56 | 0 nhận xét

Tư duy là cách mỗi chúng ta nhìn nhận về bản thân và thế giới. Và nó cũng chính là công cụ quan trọng nhất để quyết định sự thành công hay thất bại của chúng ta.

1. Mindset là gì?

“Mindset” có nghĩa là tư duy. Là nhận thức tư duy để định hướng cách mà bạn xử lý hay đối mặt với những tình huống xảy ra trong cuộc sống. Mindset thường được mô tả như một cách suy nghĩ hoặc một thái độ.

2. Các loại mindset hiện nay.

Mindset được chia làm 2 loại cơ bản là Tư duy cố định (Fixed Mindset) và Tư duy phát triển (Growth Mindset).  

2.1. Tư duy cố định (Fixed Mindset)

Tư duy cố định là tư duy cho rằng khả năng và hiểu biết của một người là cố định, không thể thay đổi. những người có tư duy cố định tin rằng họ sinh ra với một mức độ thông minh và tiềm năng nhất định không thể phát triển thêm được. 

Vậy nên, khi gặp khó khăn trong bất kể chuyện gì thì những người mang tư duy này thường có xu hướng tránh né, suy nghĩ tiêu cực và dễ dàng bỏ cuộc. vì thế những người có tư duy này thường khó đi đến thành công.

2.2. Tư duy phát triển (Growth Mindset) 

Tư duy phát triển hoàn toàn ngược lại so với tư duy cố định. Những người mang tư duy phát triển họ tin rằng những tư chất, khả năng hay tài năng của bản thân đều có thể rèn luyện và phát triển được thông qua học tập và làm việc một cách chăm chỉ. 

Những người này khi đứng trước khó khăn sẽ luôn nỗ lực tìm mọi hướng giải quyết và kể cả có thất bại thì họ cũng sẽ nghĩ đấy là một bài học giúp họ có thêm kinh nghiệm, trưởng thành hơn và từ đó họ sẽ cố gắng phát triển bản thân hơn.

3. Tại sao Mindset quan trọng?

Mindset quan trọng vì nó ảnh hưởng đến cách chúng ta nhìn nhận và tiếp cận với cuộc sống. Nó chính là kim chỉ nam giúp bạn thực hiện mọi việc, vì vậy xây dựng mindset tốt sẽ đem đến những ảnh hưởng tốt, và ngược lại nếu bạn có mindset sai sẽ dễ dẫn đến những quyết định và hành vi sai lầm.

4. Các bước xây dựng Mindset khách hàng hiệu quả.

Bước 1: Đặt mình vào vị trí khách hàng.

Ở bước này cần quan tâm, để ý và lắng nghe những vấn đề, mong muốn của khách hàng. Từ đó đặt mình vào vị trí của họ để đưa ra hướng hành động phù hợp nhất.

Bước 2: Xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp

Cố gắng lắng nghe khách hàng nhiều hơn thay vì chỉ tư vấn để thấu hiểu và có được sự tin tưởng từ họ xây dựng được mối quan hệ thoải mái và bền vững.

Bước 3: Rộng lượng và hào phóng với khách hàng

Nếu như khách hàng đang không cùng hướng đi với bạn hãy bình tĩnh và để họ thấy rằng họ đang chiếm ưu thế.

Bước 4: Đảm bảo giải quyết được mọi vấn đề của khách hàng

Tìm cách giải quyết mọi vấn đề hay một vấn đề mà khách hàng có thể gặp phải một cách nhanh chóng và chuẩn xác nhất cho dù chỉ là một vấn đề nhỏ.

Bước 5: Nuôi dưỡng văn hóa doanh nghiệp tốt

Một doanh nghiệp tốt phụ thuộc vào văn hóa của doanh nghiệp đó. Văn hóa doanh nghiệp tốt thì khách hàng sẽ cảm thấy yên tâm và tin tưởng.

Lời kết: Hy vọng bài viết này giúp bạn hiểu rõ về Mindset và tầm quan trọng của nó. Hãy vận dụng điều đó để phát triển cách tư duy của bản thân nhé.

Mindset là gì ? 2 loại Mindset phổ biến bạn nên biết

Quynhnt | 01:55 | 0 nhận xét

 Mỗi chúng ta đều mang trong mình những khả năng tư duy khác nhau. Tư duy đóng vai trò quan trọng trong mỗi người chúng ta và nó quyết định được sự thành công hay thất bại của chúng ta.

1. Mindset là gì? 

Từ “mind’’ trong Mindset là thái độ suy nghĩ của mình về nhận định, quan điểm nào đó về các tình huống trong cuộc sống hàng ngày, từ “set’’ có nghĩa là thiết lập lại các suy nghĩ đó để đưa ra cách xử lý hiệu quả nhất. Vậy Mindset có nghĩa là tập hợp các thái độ suy nghĩ cá nhân của mình về các tình huống. Từ đó, thiết lập và đưa ra định hướng để xử lý tình huống khác nhau trong cuộc sống hàng ngày.

Mindset còn được tập hợp từ thái độ và niềm tin qua suy nghĩ của mỗi người. Hai yếu tố này rất quan trọng trong việc tư duy phát triển con người.

2. Các loại mindset phổ biến hiện nay 

Có 2 loại mindset phổ biến hiện nay đó là Tư duy cố định (Fixed Mindset) và Tư duy phát triển (Growth Mindset) .

2.1. Tư duy cố định (Fixed Mindset)

Tư duy cố định là tư duy “ăn từ trong máu” của chúng ta, là các khả năng, tố chất hay tài năng mà từ lúc sinh ra chúng ta đã có và vĩnh viễn không thay đổi được. Vậy nên, khi gặp những thử thách trong cuộc sống, những người có lối tư duy này thường có xu hướng tránh né, ỷ lại, dễ dàng bỏ cuộc, sợ mạo hiểm với những thử thách mới và có cảm giác bị đe dọa. 

Về lâu dài có thể dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực. Điển hình là trong công việc, người mang lối tư duy cố định khi nhiệm vụ gặp vấn đề hay thất bại họ thường suy nghĩ đến việc bỏ cuộc, cho rằng mình không đủ khả năng để làm việc đó. Ngược lại, người mang lối tư duy phát triển, khi gặp nhiệm vụ thất bại học không dễ dàng bỏ cuộc, luôn nâng cao giới hạn bản thân, cho rằng nên cố gắng nhiều hơn.

2.2. Tư duy phát triển (Growth Mindset)

Lối suy nghĩ của tư duy phát triển khác hoàn toàn so với lối tư duy cố định. Những người mang lối tư duy phát triển là những người luôn cố gắng học hỏi, trau dồi để phát triển bản thân từng ngày. Họ có sự đam mê, tin tưởng vào bản thân, không sợ thất bại coi thất bại chỉ là tạm thời và tương lai có thể thay đổi được. Tư duy phát triển là tư duy rất quan trọng mà mỗi người chúng ta nên có để phát triển bản thân.

Dưới đây là một vài lời khuyên để có tư duy phát triển: 

+ Luôn trau dồi và cố gắng học hỏi

+ Tin tưởng vào bản thân 

+ Có lối suy nghĩ tích cực “Thất bại là mẹ thành công”

+ Loại bỏ suy nghĩ về tư duy cố định

+ Đón nhận những lời đánh giá và nhận xét 

+ Có sự đam mê trong công việc 

Vậy bạn thuộc loại Mindset nào?

Hy vọng bài viết này giúp bạn hiểu rõ về Mindset và các loại Mindset phổ biến. Hãy vận dụng điều đó để phát triển cách tư duy của bản thân nhé.


Cần tránh điều gì khi tiến hành brainstorming (bão não)?

Quynhnt | 10:45 | 0 nhận xét

 Khi thực hiện "bão não" cần tránh điều gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết nhé!

1. Các thành viên trong nhóm chỉ trích ý tưởng của nhau

Một điều nên tránh khi thực hiện brainstorm nhóm đó là chỉ trích ý tưởng của nhau. Một người vừa đưa ra ý kiến thì đã bị trưởng nhóm hay các thành viên khác phản bác. Điều này sẽ khiến họ bị cụt hứng, mặc cảm hay nảy sinh tâm lý ghen ghét, bới móc các ý tưởng khác. Nếu trường nhóm để tình trạng này xảy ra thì chắc chắn buổi “bão não” sẽ thất bại.

2. Không để tất cả mọi người đưa ra ý kiến

Mục đích của brainstorm nhóm là huy động sức mạnh của tập thể và khai thác vấn đề dưới nhiều góc độ. Thế nên, nếu là trưởng nhóm, bạn nên để tất cả mọi người cùng đưa ra ý kiến. Tránh trường hợp trong nhóm chỉ vài người đưa ra ý kiến và những người còn lại lười suy nghĩ.

Hoặc nếu các thành viên ngại trình bày hay đưa ra ý tưởng, bạn nên khuyến khích họ để mọi người cảm thấy tự tin hơn.

3. Không ghi chép lại các ý tưởng

Cho dù ý tưởng đó tầm thường hay điên rồ cũng đều mang giá trị riêng của nó. Do đó, bạn không nên bỏ qua bất kỳ ý tưởng nào. Bởi vì trong nhiều trường hợp, một ý tưởng hay lại bắt nguồn từ một ý tưởng dở hoặc sự kết hợp của nhiều ý tưởng sẵn có.

4. Không xem xét không gian và thời điểm brainstorm

Thời điểm để tiến hành brainstorm là cực kỳ quan trọng. Bởi vì nếu đang trong trạng thái tinh thần và thể chất không tốt thì bạn cũng sẽ không muốn suy nghĩ. Nên cũng đừng bắt đồng nghiệp hay cấp dưới của bạn phải làm như thế. Hãy dành khoảng 30 - 60 phút trong thời gian mà mọi người có nhiều năng lượng tích cực nhất.

Trên đây là những điều cần tránh khi thực hiện. Mong rằng với những chia sẻ của Blognhansu bạn sẽ tiến hành brainstorm thành công.

Hướng dẫn cách bão não (brainstorming) hiệu quả

Quynhnt | 10:44 | 0 nhận xét

 Brainstorm không đơn giản chỉ là ngồi xuống và suy nghĩ mà cần có phương pháp. Nếu không biết cách bạn sẽ có thể ngồi mấy ngày liền mà chẳng thể đưa ra đáp án chính xác. Vậy cách “bão não” như thế nào sẽ hiệu quả?

1. Xác định vấn đề cần “bão não”

Trước khi bắt đầu brainstorm theo cá nhân hoặc nhóm, điều đầu tiên cần làm là xác định vấn đề cần được brainstorm. Bạn cần trả lời các câu hỏi: đề bài là gì, điểm vướng mắc nằm ở đâu, cần áp dụng công thức nào, …

Mục tiêu của brainstorming chính là tìm ra giải pháp/câu trả lời cho những câu hỏi được đặt ra. Nếu gặp khó khăn trong việc xác định vấn đề thì hãy đặt câu hỏi.

2. Xác định các quy định trong khi “bão não”

Nếu tiến hành brainstorm theo nhóm, hãy xác định ai là trưởng nhóm, ai là thư ký ghi chép toàn bộ ý tưởng và lời thảo luận của mọi người. Trưởng nhóm sẽ là người dẫn dắt toàn bộ buổi brainstorming.

Với brainstorm cá nhân, bạn không nên quá nuông chiều bản thân. Hãy luôn đặt ra những quy tắc để tập trung động não hiệu quả.

3. Cùng nhau chia sẻ và ghi chép lại ý tưởng

Nếu “bão não” theo nhóm, hãy để từng thành viên lần lượt chia sẻ suy nghĩ, ý tưởng của họ. Lúc này, thư ký có nhiệm vụ ghi chép toàn bộ ý kiến của mọi người đã chia sẻ. Bên cạnh đó, các thành viên cũng có thể ghi lại để sau đó bình luận về ý tưởng của người khác. Việc ghi chép cũng là điều nên làm đối với brainstorm cá nhân.

4. Sàng lọc ý tưởng

Sau khi tất cả mọi người hay cá nhân đã chia sẻ ý tưởng xong, bạn hãy xem xét chúng một cách cẩn thận. Nên gộp những ý tưởng giống nhau và loại bỏ ý tưởng không khả thi. Từ đó, chọn ra ý tưởng “đỉnh” nhất.

5. Đánh giá và kết luận

Cuối cùng, cả nhóm một lần nữa đánh giá các ý tưởng để xem cuối cùng cái nào hợp lý nhất. Bước này là vô cùng quan trọng để cùng tìm ra câu trả lời cuối cùng.

Trên đây là cách thực hiện brainstorm hiệu quả. Mong rằng với những chia sẻ của Blognhansu bạn sẽ tiến hành brainstorm thành công.

Adhocracy culture trong nhân sự là gì?

Quynhnt | 10:43 | 0 nhận xét

 Văn hóa doanh nghiệp là nền tảng giúp doanh nghiệp thành công. Các ứng viên khi chọn công ty cũng nhìn qua văn hóa doanh nghiệp để lựa chọn môi trường làm việc phù hợp với mình nhất. Văn hóa lành mạnh và rõ ràng sẽ giúp nhân viên có động lực làm việc và có khả năng ứng phó với mọi tình huống, tạo ấn tượng với cấp trên. Adhocracy culture là một mô hình doanh nghiệp được khuyến khích áp dụng trong môi trường sáng tạo.

1. Adhocracy culture là gì?

Adhocracy culture hay văn hóa sáng tạo là dạng văn hóa thúc đẩy sự linh hoạt, khuyến khích nhân viên sử dụng tư duy sáng tạo và cùng nhau tìm ra giải pháp, thích ứng với các tình huống và khó khăn mới. Đây là hệ thống văn hóa doanh nghiệp tổ chức và quản lý linh hoạt, bài xích sự cứng nhắc.

Doanh nghiệp nếu áp dụng tốt văn hóa sáng tạo có thể phát triển thành một tổ chức năng động và phức tạp,  cách thức hoạt động khác xa hoàn toàn với văn hóa thông thường. Nó giúp doanh nghiệp nắm bắt và hành động theo các cơ hội mới nhanh nhất để có được lợi thế cạnh tranh.

2. Ưu và nhược điểm của Adhocracy culture

* Ưu điểm:

Văn hóa adhocracy có những ưu điểm riêng của nó như:

Quá trình đưa ra quyết định nhanh chóng, linh hoạt.

Các nhân viên thường đa tài và có thể đảm nhận nhiều trách nhiệm.

Tổ chức adhocracy culture thường có sự đổi mới, “phóng khoáng” hơn, phù hợp với những người trẻ và sáng tạo.

Ai cũng có quyền đưa ra ý kiến mà không sợ bị gạt bỏ.

Môi trường làm việc không quá nghiêm túc vì tập trung nhiều hơn vào sự hợp tác và làm việc nhóm.

* Nhược điểm:

Văn hóa adhocracy còn có một vài nhược điểm cần được khắc phục như:

Dễ xung đột và khó giải quyết.

Các giải pháp đưa ra nửa vời.

Độ cạnh tranh cao.

Các tập đoàn lớn có hội đồng có thể khó chấp nhận một tổ chức không có hệ thống phân cấp chính thức

Không phù hợp với những người thích truyền thống hơn ứng biến.

Lời kết: Mong rằng bài viết này sẽ giúp mọi người hiểu được adhocracy là gì và ưu nhược điểm khi sử dụng nó. Để biết thêm về các mô hình văn hóa doanh nghiệp khác, hãy cùng xem thêm các bài viết khác tại blog nhé!

Next
 
Copyright © 2011. Tài liệu quản trị Nguồn nhân lực - All Rights Reserved
Website hiển thị tốt nhất trên trình duyệt FireFox và Google Chrome
Phát triển bởi Blogger
Lên đầu trang
Xuống cuối trang