Ứng dụng DISC trong quản trị nhân sự

Quynhnt | 19:55 | 0 nhận xét

DISC là một trong những công cụ đánh giá hành vi phổ biến nhất trong lĩnh vực quản lý nhân sự. Với một nhà quản lý, việc hiểu rõ DISC là gì sẽ giúp lãnh đạo và tương tác với nhân viên một cách hiệu quả hơn.

1. DISC là gì?

DISC là viết tắt của 4 từ tiếng Anh bao gồm Dominance (sự thống trị) – Influence (ảnh hưởng) – Steadiness (bền vững) – Compliance (tuân thủ). Đây là công cụ đánh giá cá nhân giúp xác định tính cách tại một thời điểm nhất định qua hành vi của họ. Thông qua đó, khả năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp và hiệu suất sẽ cải thiện đáng kể. 

2. Lợi ích của DISC đối với doanh nghiệp.

Với doanh nghiệp, mô hình DISC giúp các nhà quản trị có được cái nhìn khách quan hơn về nhân viên, hiểu được từng điểm mạnh, điểm yếu của từng người và giúp nâng cao hiệu suất làm việc. Không chỉ vậy, doanh nghiệp có thể dựa vào mô hình DISC cho công tác tuyển dụng của mình, giúp nhà tuyển dụng nắm bắt được các đặc điểm của ứng viên để cân nhắc, lựa chọn người phù hợp cho vị trí.

3. Ứng dụng DISC trong quản trị nhân sự.

Trong một doanh nghiệp, chắc chắn sẽ có sự đa dạng về nhóm tính cách giữa các phòng ban, đội ngũ, nhân viên khác nhau. Vì vậy, dưới vai trò là một nhà quản trị thì cần phải nắm rõ từng đặc điểm của từng nhóm tính cách, từ đó có những cách làm việc, ứng xử và hợp tác phù hợp. Để hiểu rõ hơn, dưới đây là một vài đặc điểm cần lưu ý của mỗi nhóm tính cách:

+ Nhóm D: Trao cho họ quyền hạn nhất định, thường xuyên tạo sự đổi mới trong môi trường làm việc để khích lệ họ. Cho phép họ giải quyết các vấn đề mới.

+ Nhóm I: Tránh sự lặp lại trong công việc, không nên quá chi li trong công việc. Quan tâm đến cảm xúc của họ, cố gắng tỏ ra tích cực và ủng hộ các ý kiến của họ.

+ Nhóm S: Không nên phản ứng quá gay gắt, quan tâm một cách chân thành và ngưỡng mộ sự kiên trì của họ. Cung cấp dữ liệu, bằng chứng sẽ là cách để giúp họ làm việc đảm bảo và nhanh chóng hơn.

+ Nhóm C: Họ không phải nhóm người vội vã, vậy nên hãy dành thời gian để những người nhóm C suy nghĩ và phản biện. Họ không thích sự qua loa và thiếu logic, vì vậy hãy đưa ra những dữ liệu, thông tin phân tích chi tiết nhất sẽ đảm bảo họ làm việc được hiệu quả nhất.

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về DISC và tầm quan trọng của nó. Hãy ứng dụng nó cho doanh nghiệp của bạn để đạt kết quả cao hơn bạn nhé.


DISC là gì? Tầm quan trọng của DISC đối với doanh nghiệp

Quynhnt | 19:45 | 0 nhận xét

DISC là một trong những công cụ đánh giá hành vi phổ biến nhất trong lĩnh vực quản lý nhân sự. Với một nhà quản lý, việc hiểu rõ DISC là gì sẽ giúp lãnh đạo và tương tác với nhân viên một cách hiệu quả hơn.

1. DISC là gì?

DISC là viết tắt của 4 từ tiếng Anh bao gồm Dominance (sự thống trị) – Influence (ảnh hưởng) – Steadiness (bền vững) – Compliance (tuân thủ). Đây là công cụ đánh giá cá nhân giúp xác định tính cách tại một thời điểm nhất định qua hành vi của họ. Thông qua đó, khả năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp và hiệu suất sẽ cải thiện đáng kể. 

1.1. Nhóm D

Những người thuộc nhóm D có xu hướng trực tiếp, dứt khoát, mau lẹ, tự tin và được mô tả là thống trị. Họ thích dẫn đầu hơn là đi theo, là người chấp nhận rủi ro và giải quyết vấn đề, thích đưa ra quyết định cho nhóm. Nhóm D phù hợp với các vị trí lãnh đạo và quản lý.

1.2. Nhóm I

Người thuộc nhóm I không ngại trở thành trung tâm của sự chú ý. Họ nhiệt tình, lạc quan, nói nhiều, thuyết phục, bốc đồng và dễ xúc động. Những người này sẽ tin tưởng người khác một cách tự nhiên. Họ thực sự thích có người bên cạnh và hoạt động tốt nhất khi làm việc nhóm.

1.3. Nhóm S

Nhóm tính cách S được biết đến là kiên định, ổn định và có thể đoán trước được. Họ rất thân thiện, thông cảm với người khác và hào phóng với những người thân yêu. Những người này thích các mối quan hệ cá nhân, gần gũi.

1.4. Nhóm C

Nhóm tính cách C là chính xác, chi tiết và tận tâm. Họ suy nghĩ một cách logic và có hệ thống, và cẩn thận đưa ra quyết định với nhiều nghiên cứu và thông tin để hỗ trợ. 

Nhóm C cầu toàn và có tiêu chuẩn rất cao cho cả bản thân và người khác. Bởi vì họ tập trung vào các chi tiết và xem những điều mà nhiều phong cách khác không có, họ có xu hướng là những người giải quyết vấn đề tỉ mỉ và sáng tạo.

2. Lợi ích của DISC đối với doanh nghiệp.

Nâng cao nhận thức về bản thân

Hiểu được bản thân thuộc nhóm Người thủ lĩnh (D), Người tạo ảnh hưởng (I), Người kiên định (S) hay Người kỷ luật (C) sẽ giúp chúng ta hiểu ưu và nhược điểm của mình, từ đó giải quyết vấn đề xung đột dễ dàng hơn.

Cải thiện kỹ năng làm việc nhóm

Đánh giá và biết được thành viên trong nhóm của mình thuộc nhóm người nào giúp làm việc nhóm dễ dàng hơn. Ví dụ, nhận thấy thành viên trong nhóm thuộc Người Kỷ luật, nên làm việc đúng như deadline đã đề ra, khi trao đổi hướng đến sự logic, thông tin chính xác…

Giảm xung đột trong doanh nghiệp

Doanh nghiệp quản lý hiệu quả hơn khi hiểu rõ các tính cách đặc trưng của nhân sự trong nhóm.

Hỗ trợ bán hàng hiệu quả

Mô hình DISC được áp dụng mạnh mẽ trong bán hàng. Thông qua trò chuyện, trao đổi với khách hàng, Saler có thể đánh giá được khách hàng của mình thuộc nhóm người nào, từ đó thuyết phục họ mua hàng dựa trên tính cách đặc trưng của họ.

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về DISC và tầm quan trọng của nó. Hãy ứng dụng nó cho doanh nghiệp của bạn để đạt kết quả cao hơn bạn nhé.

Chấm công là gì? Hình thức chấm công phổ biến hiện nay

Quynhnt | 01:00 | 0 nhận xét

 Trong môi trường doanh nghiệp ngày nay, việc chấm công không có gì xa lạ đối với các nhân viên văn phòng. Vậy chấm công là gì? Tại sao phải chấm công trong doanh nghiệp? Cùng tìm hiểu nhé! 

1. Chấm công là gì?

Chấm công là hoạt động phổ biến trong các doanh nghiệp để có thể kiểm soát việc khai báo giờ giấc đi làm và tan ca của nhân viên. Từ đó, có thể căn cứ vào bộ phận nhân sự để biết được số giờ làm việc, số ngày đi làm và số ngày nghỉ, số ngày đi muộn của từng nhân viên. 

Và điều đó sẽ là cơ sở để nhân viên có lương hoặc bị phạt khi quá số buổi quy định thông qua đó sẽ nâng cao tinh thần trách nhiệm và biết sắp xếp quản lý thời gian hiệu quả trong công việc.

2. Tại sao phải chấm công?

Chấm công đem lại sự tiện lợi và dễ dàng hơn cho doanh nghiệp, nhân viên và đặc biệt là bộ phận quản lí nhân sự. Vì thế, nó đảm bảo tính công bằng, tăng thêm năng suất làm việc của mỗi nhân viên, giúp bộ phận nhân lực dễ dàng giám sát, đánh giá nhân viên qua các dữ liệu từ đó làm tiền đề để có cơ sở tính lương một cách hợp lí nhất.

3. Các hình thức chấm công phổ biến

Có nhiều hình thức chấm công hiện nay :

3.1 Chấm công bằng thẻ giấy

Cách chấm công này rất đơn giản. Nhân viên chỉ cần cho thẻ vào máy là sẽ hiện lên thời gian hoạt động ngay lập tức từ giờ làm giữa các ca làm, giờ tan làm và ngoài giờ làm.

3.2 Chấm công bằng dấu vân tay

Phương thức này là phương thức phổ biến đuọc nhiều doanh nghiệp sử dụng nhất. Qua dấu vân tay, máy sẽ xử lí hình ảnh, nhận diện và xác định nhanh chóng nhân viên một cách chính xác nhất.

3.3 Chấm công bằng thẻ điện tử

Cách chấm công này tiện dụng hơn chấm công bằng thẻ giấy. Khi chấm công bằng thẻ điện tử và lưu giữ thông tin nhân viên cũng giống thẻ giấy nó sẽ lưu thông tin ngày giờ làm và tan làm của từng nhân viên.

3.4 Chấm công bằng nhận diện khuôn mặt

Phương thức này dần được các doanh nghiệp sử dụng, tương tự như cách chấm công bằng dấu vân tay thì thiết bị này sẽ hiệu quả và nhanh chóng hơn vân tay qua cách nhận dạng các đặc điểm của từng khuôn mặt từ đó so sánh và nhận dạng mặt của từng nhân viên một cách tối ưu nhất.

3.5 Chấm công bằng nhận diện mống mắt

Phương thức này dùng qua công nghệ nhận diện mống mắt để chấm công, độ nhận dạng và chính xác cao hơn các hình thức khác nhưng chi phí cao nên ít doanh nghiệp sử dụng.

Như vậy, việc chấm công cho nhân sự đều có ưu điểm và nhược điểm nhưng chung quy nó đem lại sự cần thiết và lợi ích cao hơn cho doanh nghiệp trong việc giám sát nhân viên.

OGSM là gì? Ưu và nhược điêm của OGSM bạn nên biết

Quynhnt | 21:30 | 0 nhận xét

 OGSM là một công cụ truyền thông và công thức hoạch định chiến lược hiện đại giúp tổ chức quản trị mục tiêu. Vậy OGSM có ưu và nhược điểm là gì? 

1. OGSM là gì? 

OGSM là một công cụ hay phương pháp được sử dụng để hoạch định, triển khai và kiểm soát chiến lược cũng như các hành động cho một tổ chức. 

Cụm từ OGSM được giải nghĩa cụ thể:

- O (Objective - Mục tiêu): Mục tiêu chính đưa ra câu hỏi doanh nghiệp muốn đạt được điều gì? Đó là các mục tiêu dài hạn hay mục tiêu mang tính định hình. Những mục tiêu này thường xuất phát từ tầm nhìn và sứ mệnh của tổ chức. 

- G (Goals - Đích ngắm): Các đích ngắm này thường cụ thể, rõ ràng, mang tính định lượng và yêu cầu doanh nghiệp phải hoàn thành trong khoảng thời gian nhất định.

- S (Strategies - Chiến lược): Cần phải xác định chiến lược nào là cần thiết để đạt được mục tiêu. Số lượng chiến lược cần thực hiện để đạt đích ngắm sẽ không quá 5 chiến lược.

- M (Measurements - Thước đo): Để có thể xác định được mức độ hoàn thành mục tiêu, doanh nghiệp cần có những tiêu chí đo lường cơ bản như số lượng, doanh thu, …

Mô hình OGSM giúp doanh nghiệp xây dựng bản mô tả chiến lược hoặc hành động một cách ngắn gọn và dễ hiểu. Từ đó, việc triển khai, đánh giá và điều chỉnh mục tiêu cũng trở nên dễ dàng hơn.

2. Ưu và nhược điểm của mô hình OGSM

OGSM sở hữu những ưu điểm như: 

- OGSM là một mô hình dễ thực hiện và có một cấu trúc rõ ràng.

- OGSM cho phép người dùng có thể hiển thị và báo cáo tiến độ dễ dàng.

- OGSM có khả năng cô đọng một kế hoạch chiến lược chỉ trong một trang duy nhất.

- OGSM giúp thông tin cho nội bộ của doanh nghiệp về kế hoạch chiến lược.

- Doanh nghiệp có thể đưa ra những hoạt động cần thiết trong danh sách cụ thể để doanh nghiệp phát triển.

- Với khả năng liên kết mọi thứ từ tầm nhìn đến thực thi, OGSM giúp doanh nghiệp có thể nhìn rõ bức tranh tổng thể cũng như kế hoạch dài hạn.

OGSM cũng có những nhược điểm như: 

- Mô hình OGSM có thể khiến các doanh nghiệp bị nhầm lẫn giữa mục tiêu, tầm nhìn, chiến lược và dự án.

- Việc dàn trải khi tập trung quá nhiều của OGSM sẽ khiến chiến lược không thực sự đo lường được các vấn đề quan trọng.

- Cần thiết lập thêm một số phần mềm hỗ trợ để tận dụng OGSM tối đa bởi OGSM được thiết kế với mục đích theo dõi tiến trình hướng đến các mục tiêu cụ thể.

- OGSM không khuyến khích sự tham gia vào việc thiết lập của nhân viên nên khả năng những ý tưởng hay bị lãng phí hoặc bỏ qua sẽ dễ xảy ra. 

MBP là gì? Mối quan hệ giữa MBP và MBO?

Quynhnt | 20:30 | 0 nhận xét

 Như bạn cũng biết, MBO hay MBP là phương thức quản lý công việc phổ biến hiện nay. Vậy MBP là gì? Mối quan hệ giữa MBO và MBP là như thế nào? 

1. Quản trị theo quy trình (MBP) là gì? 

MBP (Manage by process) hay quản trị theo quá trình là phương pháp quản lý dựa trên việc phân loại cách hoạt động theo những quá trình. Phương pháp MBP giúp nhà quản trị xây dựng kế hoạch kiểm soát quy trình, kế hoạch kiểm tra, đo lường theo kế hoạch kiểm soát quy trình và kế hoạch kiểm tra thử nghiệm.

Bản chất của quản trị theo quy trình là quản lý công việc theo một chu trình đã được phân tích và quy định quản lý kỹ lưỡng. MBP gần như trái ngược với MBO và thực chất đây là nền tảng của các hệ thống quản lý chất lượng ISO.

2. Lợi ích của phương pháp MBP 

Thứ nhất, kiểm soát liên tục dòng chảy của công việc và các hoạt động trong doanh nghiệp.

Thứ hai, phát hiện và khắc phục nhanh chóng lỗi sai do thông tin được truyền tải nhanh giữa các bộ phận, phòng ban. 

Thứ ba, kiểm soát được chi tiết việc thực hiện công việc thông qua xây dựng lưu đồ quy trình, xác định các điểm kiểm soát cụ thể. 

Thứ tư, các quy trình xử lý công việc tạo điều kiện để áp dụng công nghệ thông tin vào việc quản trị. 

Thứ năm, xây dựng các tài liệu phục vụ cho doanh nghiệp một cách hệ thống. 

Thứ sáu, tạo điều kiện cho tất cả thành viên trong doanh nghiệp tham gia cải tiến chất lượng.

3. MBP có gì khác với MBO? 

Quản trị doanh nghiệp thường phân chia theo hai cách là quản trị theo quy trình (MBP) và quản trị theo mục tiêu (MBO). Bởi vì mỗi cách quản trị đều có những ưu và nhược điểm riêng nên doanh nghiệp thường lựa chọn kết hợp hai phương pháp này để đạt được hiệu quả cao. 

Lời kết: Blognhansu hy vọng bài viết này đã giúp bạn giải đáp MBP là gì, cũng như, chia sẻ về mối quan hệ giữa hai phương pháp quản trị MBO và MBP phổ biến trong doanh nghiệp. Mong rằng bạn sẽ có thể áp dụng hai phương pháp này hiệu quả và đạt được những kết quả mong muốn nhé!

Quy trình quản lý theo mục tiêu MBO là gì?

Quynhnt | 19:30 | 0 nhận xét

 Bên cạnh BSC hay KPI, MBO cũng là một công cụ quản trị hiệu quả được doanh nghiệp sử dụng phổ biến hiện nay. Cùng tìm hiểu MBO là gì và quy trình quản lý theo mục tiêu MBO là gì nhé! 

1. MBO là gì? 

Quản trị theo mục tiêu hay quản lý theo mục tiêu trong tiếng Anh là Management By Objectives (MBO). Nghĩa là quản trị thông qua việc xác định mục tiêu cho mỗi cá nhân và sau đó hướng hoạt động cho người lao động vào việc thực hiện để đạt được các mục tiêu đã được thiết lập.

Tóm lại, MBO là một hệ thống quản trị liên kết mục tiêu của tổ chức với kết quả công việc của từng thành viên và sự phát triển của tổ chức với sự tham gia của tất cả các cấp bậc quản trị.

2. Quy trình quản lý theo mục tiêu (MBO) là gì? 

MBO là một quá trình gồm 6 bước: Xác định mục tiêu doanh nghiệp; Xác định mục tiêu nhân viên; Giám sát hiệu suất và tiến độ công việc; Đánh giá hiệu suất công việc;  Cung cấp phản hồi về kết quả và Ghi nhận kết quả đạt được. 

2.1 Xác định mục tiêu doanh nghiệp 

Đây là những mục tiêu khác bên cạnh các mục tiêu dài hạn như tầm nhìn, sứ mệnh hay chiến lược phát triển của tổ chức. Các mục tiêu do người giám sát đặt ra chỉ là tạm thời và dựa trên những quan sát hay đánh giá về những gì tổ chức phải đạt được trong một khoảng thời gian.

2.2 Xác định mục tiêu nhân viên 

Ngay sau khi nhân viên nhận được bản tóm tắt về chiến lược, kế hoạch và mục tiêu tổng thể, người quản lý có thể làm việc với cấp dưới để phát triển các mục tiêu riêng cho từng vị trí. Hãy áp dụng nguyên tắc 80/20, tập trung xác định 20% mục tiêu chính quyết định và 80% còn lại. Bước này đóng vai trò quan trọng trong quy trình quản lý theo mục tiêu MBO.

2.3 Giám sát hiệu suất và tiến độ công việc 

Để đạt được các mục tiêu phát triển chung của tổ chức, mỗi người nên thực hiện tốt trách nhiệm của bản thân. Vậy vậy, việc theo dõi kỹ lưỡng tiến độ, hiệu suất và sự tiến bộ của nhân viên là cực kỳ quan trọng.


2.4 Đánh giá hiệu suất công việc 

Đánh giá hiệu suất nên được thực hiện thường xuyên với sự tham gia của ban lãnh đạo và các cấp quản lý liên quan.

2.5 Cung cấp phản hồi về kết quả 

Thông qua cách tiếp cận quản lý theo mục tiêu, phản hồi liên tục về kết quả là bước quan trọng giúp nhân viên xác định điểm mạnh và điểm yếu để điều chỉnh kế hoạch làm việc hợp lý. 

Phản hồi liên tục có thể được bổ sung qua các cuộc họp đánh giá, nơi người quản lý và nhân viên thảo luận về tiến độ và các vấn đề trong việc đạt được mục tiêu. Điều này sẽ cung cấp các gợi ý để cải thiện cách thức thực thi hiệu quả. 

2.6 Ghi nhận kết quả đạt được 

Ghi nhận kết quả đạt được là bước đo lường và lập hồ sơ thành công của nhân viên trong tổ chức. Ở giai đoạn này, người quản lý ghi nhận và đánh giá kết quả công việc, khen thưởng nhân viên đạt được mục tiêu. Đồng thời, đưa ra các chính sách và hoạt động khuyến khích, động viên và khích lệ tinh thần họ. 

Thiết lập và triển khai OGSM trong tổ chức

Quynhnt | 11:30 | 0 nhận xét

  Mô hình OGSM đã được áp dụng và vận hành hiệu quả bởi nhiều thương hiệu nổi tiếng toàn cầu như Coca Cola, P&G, … Trong đó, OGSM là một công cụ truyền thống và công thức hoạch định chiến lược hiện đại giúp doanh nghiệp có thể quản trị mục tiêu hiệu quả. 

1. Mô hình OGSM là gì? 

OGSM là một công cụ hay phương pháp hoạch định, triển khai và kiểm soát chiến lược cũng như các hành động cho một tổ chức xác định.

2. Lưu ý khi thiết lập OGSM trong doanh nghiệp 

OGSM là một phương pháp được sử dụng rộng rãi hiện nay nhưng nhiều người vẫn dễ nhầm lẫn giữa mục tiêu và đích ngắm. Chẳng hạn: trong mô hình OGSM, nếu như mục tiêu là leo lên đỉnh núi thì đích ngắm sẽ là vượt qua vách núi.

Mặt khác, khi xác định mục tiêu, một điều cần nhớ là phải tư duy rộng và dài hạn (think big and think long term). “Tầm nhìn của người lãnh đạo doanh nghiệp đến đâu thì doanh nghiệp có thể đi xa đến đó” nghĩa là tầm nhìn của nhà quản trị sẽ được phản chiếu cngay từ việc thiết lập yếu tố mục tiêu trong OGSM.

3. Thiết lập OGSM như thế nào? 

Ưu điểm của mô hình OGSM là dễ dàng thực hiện trong doanh nghiệp. Không cần bất kỳ phần mềm hay kỹ thuật đặc biệt nào mà nhà quản trị chỉ cần một trang giấy duy nhất. Điều quan trọng nhất để thành công trong quá trình lập kế hoạch OGSM là đảm bảo xác định chính xác các yếu tố OGSM: mục tiêu, đích ngắm, chiến lược và thước đo.

(+) Mục tiêu (O): cần phải thống nhất các nguyên tắc cơ bản cũng như tuyên bố sứ mệnh của tổ chức. Mục tiêu nên được diễn đạt rõ ràng, ngắn gọn và có tính thử thách. 

(+) Đích ngắm (G): các đích cụ thể này phải có thể đo lường được qua tiêu chí SMART và phải có cơ sở tài chính.

(+) Chiến lược (S): tập trung vào một số chiến lược chính và các chiến lược nên linh hoạt, dễ điều chỉnh. Chiến lược cũng phải sử dụng các từ có trọng tâm và được viết rõ ràng, tập trung vào tăng trưởng, năng suất hoặc nhân lực.

(+) Thước đo (M): các chỉ số đo lường cần gắn kết chặt chẽ với chiến lược và chỉ nên chọn 3-5 chỉ số then chốt. Việc lựa chọn sai hoặc quá nhiều chỉ số dễ gây mất tập trung và thiếu hiệu quả.

Tất cả các giai đoạn của mô hình nên điều chỉnh một cách khoa học để mọi nỗ lực nhất quán và quay trở lại hỗ trợ mục tiêu tổng thể. 

4. Triển khai và duy trì OGSM 

Một kế hoạch OGSM thường kéo dài trong 3-5 năm cùng với hoạt động đánh giá và điều chỉnh sau 6 tháng đến 1 năm. Một đề nghỉ khác dành cho nhà quản trị là tận dụng OGSM như một bản kế hoạch kinh doanh một năm. Với các đích ngắm được xem xét hàng quý và các chiến lược, thước đo được xem xét hàng tháng, nhằm thích ứng với những thay đổi nhanh chóng của thị trường.
Next
 
Copyright © 2011. Tài liệu quản trị Nguồn nhân lực - All Rights Reserved
Website hiển thị tốt nhất trên trình duyệt FireFox và Google Chrome
Phát triển bởi Blogger
Lên đầu trang
Xuống cuối trang