BSC là mô hình quen thuộc trong nhân sự và là một trong những mô hình không thể thiếu trong các doanh nghiệp. Vậy chúng ta hiểu BSC là thế nào và lợi ích của BSC đối với doanh nghiệp?
1. BSC là gì?
BSC hay Balanced ScoreCard – tiếng Việt gọi là Thẻ điểm cân bằng, là một mô hình quản trị chiến lược ở cấp độ cơ bản nhất, định hướng cho doanh nghiệp trong suốt quá trình thiết lập, triển khai, theo dõi và đo lường kết quả của chiến lược đặt ra.
2. Lợi ích của BSC
2.1 BSC giúp lập kế hoạch chiến lược tốt hơn
BSC cung cấp một bộ khung thể hiện mối quan hệ nhân quả giữa các yếu tố mục tiêu với nhau, nghĩa là chúng đã đồng thuận với một chiến lược cốt lõi nhất định. Kết quả của mục đích này là tạo ra các mảnh ghép để tạo ra một bức tranh hoàn chỉnh về chiến lược của doanh nghiệp.
2.2 BSC giúp cải thiện truyền thông doanh nghiệp
Dễ dàng hơn để triển khai kế hoạch truyền thông doanh nghiệp, bao gồm cả truyền thông bên ngoài và truyền thông nội bộ. Mô hình BSC không những giúp đối tác và nhân viên của bạn hiểu rõ hơn về nội dung chiến lược mà còn có ấn tượng và dễ nhớ tới từng ưu điểm, nhược điểm,… của các thước đo bạn đang thực hiện.
2.3 BSC giúp liên kết chặt chẽ các dự án khác nhau trong doanh nghiệp
Khi đã có bộ khung là mô hình BSC, mọi kế hoạch dự án nhỏ lẻ đều có nền móng và cơ sở chiến lược để dễ dàng xây dựng. VÀ mô hình này đảm bảo rằng toàn thể doanh nghiệp đang thống nhất đi chung một hướng mà không có dự án nào bị lãng phí cả.
2.4 BSC giúp cải thiện hiệu suất báo cáo
BSC có thể được sử dụng để làm đề cương báo cáo tổng quan. Điều này giúp cho việc báo cáo trở nên nhanh chóng và gọn gàng hơn, với các nội dung tập trung được rõ nhất vào các vấn đề chiến lược quan trọng nhất.
* Một số lý do khiến việc áp dụng BSC thất bại
Tuy BSC có nhiều ưu điểm nhưng nếu các doanh nghiệp áp dụng sai sẽ dẫn đến kết quả xấu. Một số lí do có thể kể đến là:
+ Thiếu lãnh đạo điều hành cấp cao có tầm nhìn với cam kết tích cực và tham gia trực tiếp vào dự án
+ Sử dụng BSC vì những lý do khác ngoài những lý do liên quan đến quản lý hoạt động kinh doand
+ Thiếu sự tham gia của các tổ chức / nhân viên đa chức năng trong việc phát triển BSC
+ Các chỉ số thẻ điểm cân bằng không có liên kết rõ ràng với các mục tiêu chiến lược
+ Không tập trung vào trọng điểm của nhóm
+ Không thay đổi các chỉ số Balanced ScoreCard khi cần thiết
+ Không chia sẻ kết quả thẻ điểm cân bằng rộng rãi trong toàn doanh nghiệp
Qua bài viết trên, chúng ta đã hiểu thế nào là mô hình BSC và lợi ích của mô hình đó. Mong rằng bạn sẽ hiểu và áp dụng được mô hình BSC vào trong doanh nghiệp của mình nhé.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét