Home » » Đang có dấu hiệu dôi dư nguồn nhân lực toàn cầu - HR

Đang có dấu hiệu dôi dư nguồn nhân lực toàn cầu - HR

Unknown | 18:12 | 0 nhận xét

Đang có dấu hiệu dôi dư nguồn nhân lực toàn cầu

Báo cáo thông số nhân lực trực tuyến quý 3/2010 do VietnamWorks công bố ngày 15/11 cho biết, nguồn cung nhân lực đang tăng nhanh hơn cầu, cung tăng 12% và cầu là 7% so với quý 2/2010.

Như vậy, so với cùng kỳ năm ngoái, thị trường nhân lực trực tuyến quý 3 tăng 34% về nhu cầu nhân lực và 27% về nguồn cung nhân lực.

Bán hàng vẫn đứng đầu danh sách nhóm năm bộ phận chức năng có nhu cầu   tuyển dụng     nhân sự   cao nhất, tiếp theo là kế toán - tài chính, hành chính - thư ký, công nghệ thông tin - phần mềm và marketing. Trong 5 ngành đó, marketing có mức độ tăng trưởng cao nhất, tăng 5% so với quý 2/2010.

Điều này được VietnamWorks lý giải rằng, sự cạnh tranh trong thời kỳ hậu khủng hoảng đòi hỏi các doanh nghiệp chú trọng hơn cho các hoạt động marketing. Trong giai đoạn đầu của thời kỳ hồi phục, sự cạnh tranh về thương hiệu trên thị trường thường trở nên gay gắt.

Về cung nhân lực trực tuyến, nhóm năm bộ phận chức năng có nguồn cung nhân lực trực tuyến cao nhất gồm có kế toán - tài chính, hành chính - thư ký, nhân sự, dịch vụ khách hàng và bán hàng. Tất cả các bộ phận chức năng này đều tăng từ 10% đến 19% so với quý 2/2010.

Trong quý 3/2010, xây dựng dân dụng, kế toán/kiểm toán, ngân hàng, điện/điện tử và cơ khí là năm ngành có nhu cầu nhân lực cao nhất. Về phía cung nhân lực trực tuyến, top 5 thuộc về ngân hàng kế toán - kiểm toán, điện - điện tử, xây dựng dân dụng và hàng không - du lịch - khách sạn.

Xét dưới góc độ phân bổ công việc theo địa phương, Hà Nội vẫn là địa phương có nhu cầu nhân lực cao nhất, tiếp theo là Tp.HCM, Bình Dương, Đà Nẵng và Đồng Nai.

Ông Chris Harvey, Tổng giám đốc của VietnamWorks cho biết, từ quý 1/2010 cho đến nay, thị trường nhân lực trực tuyến có những bước phát triển khả quan, thể hiện qua sự tăng trưởng của cả hai nguồn cung và cầu nhân lực. Tuy nhiên, nguồn cung nhân lực đang tăng trưởng nhanh hơn nhu cầu nhân lực, điều này thể hiện sự năng động của người tìm việc trong thời gian gần đây.

Quantri.Vn

Bạn hiểu gì về   đào tạo   và phát triển?

Đào tạo thường được coi như là “sự thay đổi trong cách ứng xử” . Hiện nay có bao nhiêu nhà đào tạo và nhà quản lý quên mất điều này và họ sử dụng các khoá đào tạo chỉ như “các khoá đào tạo kỹ năng”. Vậy yếu tố con người thì sao? Rồi những người thực sự muốn được “đào tạo”? Và sự tin tưởng, năng lực, ý tưởng, nhu cầu và khát vọng của cá nhân họ?

Để thu được kết quả sau một khoá học lâu dài chúng ta cần phải nhìn xa hơn để phát triển con người như một phần của kế hoạch chiến lược. Mặc dù đào tạo bao gồm phạm vị lớn các vấn đề chủ yếu thuộc 3 phạm trù chính nhưng nó lại sử dụng các “khoá đào tạo” không nhằm phát triển khái niệm về chức năng giáo dục và nó chỉ dẫn ta đến thất bại.

Giới hạn trong suy nghĩ chúng ta sẽ rơi vào tình huống sau:

Sắp xếp mọi người bằng cách rút thăm và phân loại.

Coi học viên đào tạo như những robot và hy vọng họ sẽ hoàn thành công việc.

Bác bỏ đặc trưng cá nhân và vai trò của họ.

Chỉ tập trung vào những việc cần làm mà không giúp học viên tiếp thu kiến thức.

Chúng ta cần xem xét nhiều hơn đến khả năng tư duy, cảm giác và phản ứng hơn là các kỹ năng, do vậy cần tập trung gấp đôi: vào phát triển con người và đào tạo kỹ năng. Để chương trình đào tạo cho rõ ràng hơn, hoàn thành các mục tiêu đề ra và xác định tiêu chuẩn hướng tới thành công hãy tự hỏi bản thân những vấn đề như: Mình có hy vọng công việc hoàn hảo và tự động hay không?

Có quan tâm tới: Thái độ, sự tín nhiệm, lòng trung thành và sự cống hiến, chia sẻ mục tiêu, kiến thức tổng quát, kỹ năng, thái độ ham học hỏi, sự sáng tạo, tinh thần trách nhiệm, nỗ lực làm việc trong nhóm, giao tiếp công sở tốt, thu thập và chọn lọc thông tin một cách sáng tạo và chúng ta có muốn học viên của mình cảm thấy tự hào về những đóng góp và vai trò của họ? Làm sao ta có thể mong chờ học viên có năng lực như vậy trong khi chúng ta coi họ như những “người biểu diễn kỹ năng”? Tuy nhiên chúng ta có thể thành công nếu chúng ta chú tâm đến sự phát triển trong nhu cầu cá nhân của họ.

Khi chúng ta dự định đào tạo và phát triển ta đáp ứng trọn vẹn nhu cầu của học viên và công ty. Sự quan tâm đến học viên cũng có tác động tới thành quả động lực trong công việc, chia sẻ mục tiêu và ý thức cộng tác. Các học viên - nhân viên tương lai không chỉ hoàn thành những nhiệm vụ họ mơ ước mà họ còn bộc lộ cho công ty và các khách hàng thấy những khả năng cá nhân tiềm ẩn chính điều này phản ánh chất lượng của các khoá đào tạo. Nếu khách hàng tin tưởng vào hoạt đông hiệu quả của công ty họ sẽ trở thành khách hàng trung thành.

Một bài học từ ông chủ nhà hàng ta thấy rằng điều nhân viên cần không đơn thuần chỉ là vấn đề tiền   lương   cái họ cần là: Công ty và sự quản lý chuyên môn, thông tin về kinh doanh và khách hàng, sự thừa nhận vai trò của họ trong thành công của công ty, ghi nhận về năng lực và đóng góp của ho, quy tắc rõ ràng hợp lý, sự công bằng, cuối cùng là định hướng phát triển của công ty. Chúng ta nên mở rộng khái niệm về đào tạo trước đây: Đào tạo và phát triển con người. Bằng hành động các giám đốc, nhà quản lý nên cử ra những cá nhân điển hình để huấn luyện, hướng dẫn nhân viên trong công ty về “đào tạo từ xa” và nỗ lực phát triển: chuyên môn cho nhân viên, năng lực cá nhân.

Trái với những gì một số giám đốc nghĩ các nhân viên không bỏ làm ngay sau khi họ được đào tạo về chuyên môn hay phát triển năng lực cá nhân qua các khoá đào tạo và chương trình phát triển ít ra thì họ cũng ở lại công ty 1 thời gian. Họ sẽ trung thành với Sếp, giúp công ty phát triển bởi điều đó cũng mang lại cho họ nhiều cơ hội tốt. Chúng ta sẽ không gọi nhân viên của mình là “tài sản nhân lực” chứ? Bất kể nhân viên ở vị trí nào hãy đối xử với họ thât công bằng và quan tâm đến họ nhiều hơn.

Quantri.Vn

Chia sẻ bài viết này :

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

previous Next home
 
Copyright © 2011. Tài liệu quản trị Nguồn nhân lực - All Rights Reserved
Website hiển thị tốt nhất trên trình duyệt FireFox và Google Chrome
Phát triển bởi Blogger
Lên đầu trang
Xuống cuối trang